Cybercore Gia Lai - 'Tàu vũ trụ' giữa lòng phố núi
Chiều 1.3, đại diện Cục CSGT Bộ Công an, cho biết ngày 1.3, lực lượng công an toàn quốc đã tổ chức tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi GPLX, qua đó đã tiếp nhận 391 hồ sơ (trực tiếp 344 hồ sơ, qua dịch vụ công 47 hồ sơ).Đại diện Cục CSGT cho hay, từ tuần sau, lực lượng công an sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ cả vào cuối tuần. Hiện lực lượng đang tổ chức vận hành hệ thống phần mềm và các công tác chuẩn bị cơ sở vật chất để bảo đảm phục vụ người dân từ ngày 3.3 (thứ hai tuần tới).Theo đại diện Cục CSGT, sau khi Bộ trưởng Bộ Công an ký ban hành thông tư quy định về sát hạch, cấp GPLX; cấp, sử dụng GPLX quốc tế, lực lượng CSGT đã tập huấn cho hơn 1.800 cán bộ, chiến sĩ tham gia thực hiện nhiệm vụ này.Tại Hà Nội, từ sáng 1.3, hai điểm tiếp nhận thủ tục cấp đổi GPLX do lực lượng CSGT quản lý tại số 2 Phùng Hưng (P.Văn Quán, Q.Hà Đông) và số 253 Nguyễn Đức Thuận (TT.Trâu Quỳ, H.Gia Lâm) đã mở cửa để phục vụ nhân dân. Từ sớm, nhiều người dân đã đến 2 cơ sở trên để làm thủ tục.Anh Nguyễn Văn Thà (33 tuổi, trú H.Đan Phượng, Hà Nội) cho biết bản thân lần đầu đi cấp đổi GPLX và ngày đầu lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ này nên lo lắng có thể gặp trục trặc. Tuy nhiên, khi đến cơ sở số 2 Phùng Hưng, anh Thà thấy lực lượng CSGT làm việc rất chuyên nghiệp và thân thiện, tiếp nhận hồ sơ rất nhanh."Sau khi xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan, các anh công an thực hiện thủ tục chỉ mất vài phút", anh Thà nói.Đại tá Trần Đình Nghĩa, Trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội, cho biết ngay sau khi tiếp nhận nhiệm vụ vào chiều 28.2, phòng đã chỉ đạo Đội sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ nhanh chóng ổn định tổ chức, thực hiện nhiệm vụ một cách khoa học, hiệu quả, liên tục, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người dân và doanh nghiệp. "Trách nhiệm phục vụ nhân dân là ưu tiên hàng đầu, chúng tôi xác định sẵn sàng làm việc cả ngày nghỉ để đáp ứng nhu cầu cấp, đổi giấy phép lái xe, không để ngắt quãng, gián đoạn", đại tá Nghĩa nói.Ngôi sao điện ảnh Pháp từng đóng 'Life of Pi' sẽ phải ra tòa vào tháng 10 tới
Học sinh lớp 12 đang đứng trước một trong những quyết định quan trọng của cuộc đời là thi tốt nghiệp THPT và chọn ngành, trường xét tuyển vào các cấp học cao hơn. Năm 2025 lại càng đặc biệt hơn khi các em là những thí sinh đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông mới bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT có rất nhiều thay đổi và xét tuyển vào ĐH, CĐ có những điều chỉnh lớn để phù hợp với chương trình học mới. Trong thời đại AI bùng nổ, làm thế nào để chọn ngành học phù hợp để ra trường có việc làm ngay. Và liệu AI có thể thay thế hoàn toàn cho con người không?
ĐH số 1 tại Úc dự kiến mở rộng phạm vi tuyển thẳng học sinh Việt Nam
Phân phối lực phanh điện tử
Anh cũng được cho uống thuốc kháng sinh, nhưng vô ích.
Con trai 16 tuổi biệt tích ở Bến Tre, người mẹ ngỡ ngàng tìm thấy ở Bình Dương
Bác sĩ Lê Nhất Duy (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3) cho biết, thời tiết nắng nóng khiến cơ thể mất nước nhanh chóng, dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, thậm chí nguy cơ sốc nhiệt. Nhiều người có thói quen uống nước chỉ khi cảm thấy khát, nhưng đây không phải là cách bổ sung nước hợp lý. Vậy mỗi ngày chúng ta cần uống bao nhiêu nước để đảm bảo sức khỏe?Theo bác sĩ Duy, tùy vào độ tuổi, thể trạng và mức độ vận động, lượng nước cần thiết sẽ khác nhau. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một người trưởng thành trung bình cần khoảng 1,5 - 2,5 lít nước/ngày để duy trì hoạt động bình thường. Trẻ em cần khoảng 1 - 1,5 lít nước/ngày, trong khi những người thường xuyên vận động, làm việc ngoài trời có thể cần từ 2,5 - 3 lít nước/ngày. Ngoài ra, nhu cầu nước còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Nếu thời tiết quá nóng hoặc độ ẩm cao, cơ thể sẽ mất nước qua mồ hôi nhiều hơn, đòi hỏi phải bổ sung nước thường xuyên.Không chỉ cần uống đủ lượng nước, mà cách uống cũng rất quan trọng. Để cơ thể hấp thụ nước hiệu quả, chúng ta nên uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày, tránh uống quá nhiều một lúc vì có thể gây quá tải cho thận.Bên cạnh đó, nước uống cũng cần được lựa chọn đúng. Nước lọc, nước ấm hoặc nước mát là lựa chọn tốt nhất. Việc uống nước đá quá lạnh có thể gây sốc nhiệt hoặc viêm họng. Ngoài ra, bổ sung nước qua thực phẩm như trái cây (cam, dưa hấu, dứa), rau xanh (dưa leo, cần tây) cũng là cách giúp cơ thể cấp nước tự nhiên. Đặc biệt, nên hạn chế các loại nước ngọt có gas, nước có đường vì chúng có thể làm cơ thể mất nước nhiều hơn. Nếu không uống đủ nước, cơ thể sẽ có những tín hiệu cảnh báo. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, môi khô, da khô, nước tiểu màu vàng đậm. Khi thiếu nước nghiêm trọng, người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, mất tập trung và suy nhược cơ thể. Nếu gặp phải những dấu hiệu này, hãy uống nước ngay và điều chỉnh thói quen sinh hoạt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất nước không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong những ngày thời tiết nắng nóng gay gắt. Vì vậy, hãy tập thói quen uống nước thường xuyên, bổ sung rau quả giàu nước, tránh các loại đồ uống không lành mạnh, quan sát các dấu hiệu của cơ thể để điều chỉnh kịp thời.Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ (Đơn vị Điều trị Ban ngày - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3) chia sẻ, chúng ta nên uống chậm và uống thành từng ngụm nhỏ để cơ thể kịp đáp ứng và dần dần đưa nước đều đến các cơ quan, giúp cho quá trình hấp thu của cơ thể được thuận lợi. Không nên uống nước quá lạnh, nước lạnh không chỉ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, mà còn gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi... Lúc cơ thể có cảm giác rất khát, mọi người thường uống nhanh một cốc nước thật đầy, đây lại là cách uống nước gây nguy hiểm cho cơ thể bởi uống nhiều nước trong một thời gian ngắn làm cho máu bị loãng, tăng gánh nặng cho tim. Không nên uống nhiều thức uống chứa caffeine vì nó có thể gây gia tăng nhiệt của cơ thể, lợi tiểu dẫn đến các tình trạng mất nước. Nên hạn chế các loại nước có cồn trong thời tiết nắng nóng vì các loại đồ uống này càng làm gia tăng tình trạng mất nước. Người có bệnh tiểu đường hạn chế dùng đồ uống có đường, người có rối loạn điện giải cần dùng nước theo chỉ định của thầy thuốc.